Phình mạch não

Phình mạch máu não là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi và đôi khi là ở người trẻ tuổi do bẩm sinh, chấn thương hay do các khối u và các bệnh lý khác. Phình mạch máu não nếu không được điều trị, không chỉ gây ảnh hưởng đến nuôi dưỡng não, đến các bộ phận khác trên cơ thể mà còn có thể gây tử vong.

1. Bệnh phình mạch não là gì?

1.1. Phình mạch não là gì?

Phình mạch máu não là tình trạng một đoạn mạch máu não bị phình to ra hoặc căng phồng lên, thường xảy ra khi thành mạch bị yếu. Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ đoạn mạch nào và ở bất cứ thời điểm nào. Phình mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.

Theo thống kê ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh phình mạch máu não chiếm khoảng 1,5-8%, ước tính trung bình khoảng 5% dân số và chủ yếu ở độ tuổi 50-65 tuổi. Thực tế lâm sàng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 1,6 lần so với nam giới.

1.2.Phân loại bệnh phình mạch máu não

Vị trí thường gặp của túi phình mạch máu não là đoạn phân nhánh của các động mạch trong đó vị trí thường gặp nhất là ở động mạch thông trước. Có khoảng 30% các trường hợp phình mạch là ở động mạch cảnh trong và động mạch thân sau. Ngoài ra, có thể gặp phình mạch ở động mạch tiểu não, động mạch thân nền hay động mạch đốt sống…

Phân loại theo cấu trúc:

  • Phình mạch dạng túi là tình trạng khối phình mạch máu có hình dạng như quả dâu, thường xuất hiện ở các nhánh mạch có tách đôi. Trên lâm sàng chủ yếu gặp phình mạch dạng túi, nó chiếm tới 66-98% tổng số bệnh nhân bị phình mạch máu não.
  • Phình mạch bóc tách là tình trạng máu tụ ở trong thành nội mạch qua một điểm rách ở lớp nội mạc. Khi khối máu đẩy vào trong lòng mạch thì gây nên tắc mạch, thường gặp trong chấn thương và tăng huyết áp.
  • Phình mạch hình thoi là những đoạn động mạch bị phình giãn, khúc khuỷu và trải dài. Phình mạch hình thoi thường gặp trong xơ vữa động mạch và các bất thường về cấu trúc động mạch mà hay gặp là động mạch thân nền.
  • Phình mạch do nhiễm khuẩn chiếm 2-3% tổng số các ca phình mạch máu não, nguyên nhân thường do đông máu gặp trong các sùi trong viêm màng trong tim do liên cầu hoặc tụ cầu.
  • Ngoài ra còn có phình mạch do viêm, phình mạch do chấn thương, phình mạch do khối u hay phình mạch đi kèm với dị dạng tĩnh mạch động mạch….

Phân loại theo kích thước: có rất nhiều tài liệu phân chia kích thước của túi phình khác nhau.

  • Thường những trường hợp có túi phình nhỏ hơn 5mm sẽ ít khi bị vỡ.
  • Các túi phình có kích thước từ 6-10mm dễ bị vỡ gây chảy máu dưới nhện.
  • Các túi phình mạch khổng lồ ít chảy máu mà có xu hướng tiến triển lâu dài để lại nguy cơ biến chứng cao, dễ gây tử vong sau một thời gian nhất định.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phình mạch máu não

2.1.Nguyên nhân gây phình mạch máu não

Bệnh phình mạch máu não thường xảy ra ở các đoạn ngã ba hay đoạn phân nhánh của động mạch do ở vị trí này, thành mạch thường yếu hơn các đoạn mạch khác.

Nguyên nhân gây phình mạch máu não bao gồm:

  • Do tập luyện thể dục thể thao quá sức.
  • Do dùng quá nhiều chất kích thích đặc biệt là cà phê, soda…
  • Do quan hệ tình dục không đúng cách.
  • Do chấn thương hay các bệnh lý nhiễm trùng khác trên vùng não.
  • Do bị chèn ép bởi các khối u
  • Phình mạch bẩm sinh do dị dạng bẩm sinh ở thành mạch.

2.2.Biểu hiện lâm sàng của phình mạch máu não

Bệnh phình mạch máu não được ví như một kẻ giết người thầm lặng. Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà bệnh sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.

  • Xuất hiện tê bì, yếu và thậm chí là liệt một nửa người.
  • Đau đầu chóng mặt, đặc biệt là đau ở vùng trên và phía sau mắt.
  • Giảm thị lực, có thể có dấu hiệu nhìn đôi.
  • Một số trường hợp bị sụp mí, đồng tử có thể bị giãn.

Giai đoạn khi túi phình bị vỡ có thể gây nên tình trạng xuất huyết mạch máu não thường gặp với các biểu hiện:

  • Đau đầu đột ngột và dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn.
  • Cứng gáy, có thể ngất.
  • Mắt nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể có dấu hiệu nhìn đôi.
  • Sụp mí
  • Rối loạn hoặc mất ý thức, trí nhớ giảm sút, mơ hồ.
  • Có thể xuất hiện tình trạng co giật.

Share This Post